Phương án thi công mái ngói cho nhà mái thái
Mái là một bộ phận không thể thiếu của một ngôi nhà, nhất là các mẫu nhà cấp 4 mái thái 1 tầng. Trong quá trình thiết kế và thi công đã có rất nhiều khách hàng đặt câu hỏi thắc mắc về các phương án thi công mái cho ngôi nhà của mình cho phù hợp với hình thức mái, nhu cầu sử dụng và chi phí xây dựng nên MASHOME trong bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi đó nếu ra ưu nhược điểm của từng loại để chủ nhà có thể lựa chọn phương án phù hợp nhất.
Hiện nay trên thực tế, mái chéo lợp ngói (mái thái) có 3 phương án và biện pháp thi công như sau:
- Phương án 1: Đổ sàn phẳng bê tông cốt thép ở cos áp mái và đổ diềm mái sau đó mới xây tường thu hồi gác vì kèo tạo độ dốc và hình thức mái rồi lợp ngói.
- Phương án 2: Đổ sàn bê tông cốt thép chéo theo hình thức mái sau đó dán ngói hoặc gác lito lợp ngói lên trên.
- Phương án 3: Không đổ sàn bê tông cốt thép mà chỉ gác vì kèo và lợp ngói lên trên.
Xem thêm: Hoàn thiện nhà xây thô là gì? Giải đáp trực tiếp từ kiến trúc sư
Chúng ta sẽ đi phân tích chi tiết vào từng phương án trên nhé:
-
Đổ sàn phẳng BTCT ở cos áp mái sau đó xây tường thu hồi gác vì kèo lợp ngói.
-
Phương án này mang ưu điểm:
- Biện pháp thi công dễ và an toàn
- Ngăn ngừa kẻ trộm đột nhập vào nhà theo đường từ trên mái xuống
- Chống nóng tốt
- Vì kết cấu mái 2 lớp riêng biệt nên có khả năng chống ồn tốt.
- Chống thấm tuyệt đối
- Giữ cho khoảng áp mái sạch sẽ, không bị bụi bẩn trong không trung.
- Bảo dưỡng phần thép vì kèo sẽ dễ dàng, vì lâu dài thép hộp sẽ bị xuống cấp theo thời gian có thể gây sập mái ngói khi không bảo dưỡng kịp thời. Khi thi công phải để lối lên bên trong mái.
- Không cần làm trần giả (trần thạch cao…)
Nhược điểm:
- Chi phí xây dựng cao.
- Thời gian thi công dài vì phải thi công sàn phẳng bê tông cốt thép và diềm mái xung quanh sau đó mới xây tường thu hồi và gác vì kèo để lợp ngói.
- Khi có gió bão lớn có thể gây lốc ngói.
Chi phí xây dựng cho 1m2:
Lưu ý: Phần mái bê tông cốt thép sẽ ít diện tích vì là mái phẳng.
-
Đổ BTCT mái chéo theo hình thức mái sau đó dán ngói hoặc giải lito lợp ngói
-
Ưu điểm:
- Ngăn ngừa kẻ trộm đột nhập vào nhà theo đường từ trên mái xuống;
- Chống nóng tốt; (không bằng phương án 1)
- Có khả năng chống ồn tốt.
- Chống thấm.
- Tăng cường độ ổn định khi gặp gió bão lớn.
Nhược điểm:
- Chi phí xây dựng cao.
- Phải đóng trần giả (trần thạch cao…) để tạo phẳng cho trần tạo thẩm mỹ.
- Thời gian thi công khó và nguy hiểm.
- Khi có gió bão lớn có thể gây lốc ngói.
- Hay bong tróc ngói nên đội thợ cần có kinh nghiệm đổ bê tông mái dốc
- Những ngày trời nồm có thể nước sẽ thấm dột qua lớp bê tông xốp đó.
- Khi thi công dán ngói thì yêu cầu bề mặt bê tông có độ phẳng cao, không được ghồ ghề, cần tỉ mỉ hơn.
Nghiên cứu thêm khảo sát giám sát thợ xây dựng như thế nào
Hiện nay đã có biện pháp thi công hạn chế được một số nhược điểm của mái dán bê tông đó là sử dụng lí tô rồi bắn ngói.
Chi phí xây dựng cho 1m2:
-
Không đổ sàn bê tông cốt thép mà chỉ gác vì kèo và lợp ngói lên trên
Ưu điểm:
- Chi phí xây dựng sẽ giảm so với đổ BTCT rồi lợp ngói.
- Thời gian thi công nhanh.
Nhược điểm:
- Chống nóng không tốt.
- Có thể bị dột nếu lợp ngói không tốt.
- Phải đóng trần giả (trần thạch cao…) để tạo phẳng cho trần tạo thẩm mỹ.
- Khi có gió bão lớn có thể gây lốc ngói.
Chi phí xây dựng cho 1m2:
Trên đây là các ưu nhược điểm và chi phí xây dựng của 3 hình thức mái phổ biến nhất hiện nay. Hi vọng qua đó các bạn có thể lựa chọn cho mình 1 phương án phù hợp nhất nhé. MASHOME là đơn vị chuyên thiết kế thi công trọn gói tất cả các công trình xây dựng từ nhà phố, biệt thự, sân vườn với nhiều năm kinh nghiệm. Mời bạn chiêm ngưỡng các công trình tiêu biểu đẹp nhất đã thiết kế thi công xây dựng của chúng tôi:
>>>> Chiêm ngưỡng mẫu nhà mái nhật 900 triệu đẹp nhất Việt Nam
Tham khảo: Mẫu nhà 1 tầng dưới 600 triệu, tặng kèm bản vẽ
Nếu cần tư vấn thêm hay thi công liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm bạn thất vọng. Hotline 0986.191.303 – 08.8899.8383. Xin cảm ơn!