Cách làm móng nhà trên nền đất yếu chuyên gia chia sẻ
Móng nhà là gì? Nền đất yếu là gì? Thiết kế móng nhà cho nền đất yếu như thế nào? Cách làm móng nhà cho nền đất yếu cần chú ý các điều kiện xây dựng như thế nào?
Bài viết liên quan:
Lựa chọn móng cọc cho nhà 3 tầng
100+ vấn đề về dầm móng nhà cấp 4 bạn không nên bỏ qua
Thiết kế móng nhà là gì? Móng nhà có tầm quan trọng như thế nào?
Thiết kế móng nhà là kết cấu kĩ thuật xây dựng mặt bằng bố trí căn nhà với chức năng chịu tải trọng lực đảm bảo kiên cố, vững chãi cho ngôi nhà bạn. Móng nhà kết cấu phù hợp sẽ chịu tải trọng của công trình. Bởi nhất là các ngôi nhà có tuổi thọ lâu đời nhưng cốt móng vững chắc sẽ trường tồn cùng thời gian xây nhà. Ông bà ta quan niệm móng nhà cần vững chãi để phát triển xây dựng sự nghiệp, các thành viên trong gia đình có kinh tế – ổn định lâu dài.
Nền đất yếu là nền đất như thế nào?
Nền đất yếu là khu vực nền đất không vững chắc nhất là các gia đình có mảnh đất trước đây là ao, đất ruộng, ven sông. Đất ao là đất lún, mang tính chất dễ bị xô, nên trong quá trình xây nhà dù có đổ nhiều đất đá vẫn cần quan tâm kết cấu móng. Móng nhà là bộ phận nằm sâu dưới lòng đất, muốn ngôi nhà vững chắc thì móng nhà cần vững chãi đảm bảo vượt qua mưa gió, nắng nhiều như khí hậu nóng ẩm mưa nhiều của Việt Nam. Vì thế, nhiều hộ gia đình sở hữu mảnh đất ao, ruộng thường lo lắng trong quá trình xây dựng bị sụt, lún, xâm thực, nhà xiên vẹo khi xây xong. Chiều sâu chôn móng là bao nhiêu?
Các loại móng nhà – Đặc trưng móng nhà
Thiết kế móng nhà như móng đơn, móng bè, móng băng, móng cọc tùy trọng tải và tính chất đất. Thiết kế móng nhà cho nền đất yếu đối với các ngôi nhà nhỏ như nhà phố, biệt thự, nhà cấp 4, nhà 1 tầng, 2 tầng. Nhất là đối với các nhà cao tầng, cao ốc thì nền móng xây dựng cần tính toán cụ thể kĩ lưỡng từ các kiến trúc sư, đơn vị đo địa chất đất.
+ Thiết kế sử dụng móng cọc sẽ được các kĩ sư xây dựng lựa chọn cho các ngôi nhà có nền đất yếu như đất mượn, ven sông, ao hồ, ruộng đất,… Thiết kế móng cọc gồm 2 bộ phận dễ nhận biết là đài móng và cọc. Thiết kế xây dựng nhà ở nhất là những nhà có nền móng đất yếu sẽ được gia cố, phối hợp các biện pháp gia cố khác nhau để làm nền móng nhà chắc chắn nhất để khi xây dựng xong chịu được tải trọng xây dựng kể cả trong tình huống ngập lụt, xâm lấn đất.
Móng cọc được chia làm 2 loại cơ bản là móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao.
+ Móng băng sử dụng ở vùng địa chất kém dễ bị sụt lún làm công trình xuống đều. Thiết kế móng băng truyền tải trọng công trình cho cọc bê tông phía dưới nhà, dưới tường và dưới dãy cột. Móng băng gồm móng cứng, móng mềm và móng kết hợp.
+ Móng bè là loại móng trải rộng, chi phí làm móng bè sẽ khá lớn nên nếu muốn tiết kiệm chi phí xây dựng, các gia đình nên xem xét các loại móng khác phù hợp cho nhà ở.
Giải pháp cách làm móng nhà trên nền đất yếu
– Khảo sát địa chất khu vực đất xây dựng Nhiều gia đình suy nghĩ đây là việc không cần thiết. Nhưng gia đình bạn là người mua đất tại khu vực này, không biết nền đất như thế nào thì các công việc thi công sẽ cần dựa trên số liệu khảo sát nền đất địa chất. Bạn có thể tham khảo các khu vực nhà ở xung quanh guanh gia đình. Hoặc khi bạn lựa chọn Mashome, chúng tôi sẽ cử người đến đo đạc số liệu cụ thể, kiểm tra địa chất đất cho gia đình bạn ngay khi đến khảo sát. Đối với nền đất yếu, đất bồi ven sông thì phương án xử lý móng cho nhà ở cần được xem xét bàn bạc kĩ lưỡng nhất có thể. Cách xây móng đơn an toàn tiết kiệm
– Đưa ra phương án thiết kế móng nhà trên nền đất yếu phù hợpĐất yếu là khu vực đất xét về định tính thì khó có khả năng tiếp thu tải trọng như nhà cửa, đường xá lớn hay các công trình cao tầng. Tính về việc định lượng thì đất này dễ bị sụt lún với dung trọng < 1,7T/m3, độ ẩm đất >40. Độ bão hòa > 0,8, sức chịu tải bé 0,5 – 1kg/cm2. Hệ số rỗng của đất > hoặc bằng 1. Góc ma sát trong của đất < hoặc bằng 10 độ.
Mashome sở hữu các kiến trúc sư có nhiều kinh nghiệm trong quá trình thiết kế xây dựng kể cả các ngôi nhà có nền đất yếu: đất cát, đất khu vực ven sông, đất bùn, than bùn hay đất bazan, đất đắp làm cho khu vực đất nền yếu như chất thải sản xuất, xây dựng, rác thải sinh hoạt với khu vực ven sông đất yếu.
Phướng án thiết kế nhà thông thường sử dụng móng băng, với nền đất cứng có thể móng đơn. Tuy nhiên, khi thiết kế móng nhà cho nền đất yếu công trìn 2 tầng có địa chất dễ sụt lún có thể sử dụng móng bè hoặc móng cọc. Các bạn có thể phối hợp sử dụng 2 cách làm móng cho công trình để công trình chắc chắn: móng cọc + móng bè
Số lượng cọc sử dụng cho mỗi nhà khác nhau phụ thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột, độ chôn sâu móng như sau:
Trọng tường, trọng sàn, trọng động trong quá trình xây dựng tổng cộng bằng 1,2 – 1,5 tấn/m2 nhân diện chịu tải của cột nhân hệ số moment 1,2 nhân số tầng
Tuy nhiên, khi phối hợp 2 cách làm móng cho 1 ngôi nhà kinh phí xây dựng sẽ đội lên. Nên gia đình bạn cần đảm bảo kinh phí xây dựng gia đình như thế nào để phù hợp nhất.
– Phương pháp cơ học thiết kế móng nhà trên nền đất yếu:
Xử lý nền móng nhà bằng cách sử dụng móng cọc bê tông
Sức chịu tải của cọc là 200×200= 20 Tấn, đây cũng là tải trọng tĩnh của công trình, tải trọng động = 2 đến 3 lần so với tải trọng tĩnh. Tính tổng tải trọng sẽ là khoảng 40 – 60 tấn. Phương án thi công móng cọc sử dụng theo các bước:
– Phần móng cọc phải đạt độ dày cần thiêt, vững chắc, đảm bảo chiu được tải trọng của bê tông cốt thép và cả công trình sau khi thi công.
– Quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông không để bị chảy nước. Vì vậy ván khuôn luôn phải đóng kín
– Ván khuôn phải có hình dạng và kích thước đúng chuẩn.
– Cây chống phải đảm bảo mật độ được tính toán cụ thể, đảm bảo về cả chất lượng lẫn quy cách. Ngoài ra, chân cây chống cũng phải được cố định chắc chắn, tránh xê dịch trong quá trình thi công.
– Có thể lót bạt để tránh việc mất nước xi măng ở sàn khuôn.
– Cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo khi thi công.
– Độ cao phải được xác định chuẩn ở tim móng và cổ cột.
Bước 4: Đổ bê tông móng
Bước này gồm 2 giai đoạn là đổ bê tông phần lót móng và đổ bê tông phần móng.
Đối với bê tông phần lót móng, nó có nhiệm vụ làm sạch đáy bê tông móng; phần bê tông lót móng này phải đặc và chắc, chịu được tác động của môi trường xung quanh như dòng chảy, nước ngầm, công trình bên cạnh… Phần bê tông lót móng này thường có độ dày khoảng 10 cm.
Đối với đổ bê tông phần móng, công đoạn này nên đổ bê công ở phần có vị trí xa trước, vị trí gần sau. Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra ván khuôn, cốt thép, hệ thống sàn, đảm bảo mọi thứ đã được làm sạch và sửa chữa các khuyết điểm nếu phát hiện. Nên tưới nước vào ván, khuôn và cả hệ thống sàn trước khi đổ bê tông để tránh tình trạng xi măng bị hút nước.