5 lưu ý về cấu tạo móng băng trước khi xây nhà cần biết
Móng nhà là kết cấu cơ bản của ngôi nhà. Đảm nhận chức năng chịu sức ép, tải trọng của toàn bộ công trình. Bởi vậy việc thi công móng đòi hỏi thời gian và yếu tố kỹ thuật cao. Hiện nay có 4 phương pháp thi công móng chủ yếu là móng cọc, mòng bè, móng đơn và móng băng. Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, kiến trúc sư Mashome sẽ cùng Quý vị tìm hiểu cấu tạo móng băng- kiểu móng khá được ưa chuộng trong xây dựng dân dụng.
Bài viết gần đây:
Xin tư vấn cách làm móng nhà 3 tầng – giải đáp
Thiết kế thi công biệt thự tân cổ điển 3 tầng kiểu Pháp của chú Huy
Móng băng là gì? Tìm hiểu cấu tạo móng băng
Móng băng là loại móng có kết cấu dải dài, có thể độc lập hay giao nhau theo hình chữ thập với các móc nối. Tham khảo cách xây móng đơn an toàn chuẩn kĩ thuật
Cấu tạo móng băng
Móng băng thuộc loại móng nông, được xây trên hố đào trần.Sau đó lấp lại, chiều sâu chôn móng trong. Trong xây dựng, đối với nền đất yếu, độ lún không đều, ngoài việc đầm đất cho chặt, người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tường chắn mái.
Về cấu tạo móng băng, bao gồm 2 bộ phận chính sau:
+ Lớp bê tông lót móng phía dưới
+ Bản móng chạy liên tục, liên kết thành một khối dầm móng chắc chắn
Minh hoạ cấu tạo móng băng
Yêu cầu kỹ thuật đối với cấu tạo móng băng
Đối với mỗi bộ phận của móng băng lại có những yêu cầu kỹ thuật riêng, trong điều kiện tiêu chuẩn, nhằm đảm bảo sự kiên cố, chịu được toàn bộ tải trọng của ngôi nhà.
+ Lớp bê tông lót dày 100mm.
+ Kích thước bản móng phổ thông là: (900-1200)x350 (mm).
+ Kích thước dầm móng phổ thông là: 300x(500-700) (mm).
+ Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
+ Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150
Tất nhiên đó chỉ là về mặt lý thuyết. Đối với mỗi công trình cụ thể, tuỳ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng, quy mô, kết cấu xây dựng, người kiến trúc sư, kỹ sư phải có sự thay đổi linh hoạt dựa trên nguyên lý chung sao cho phù hợp nhất. Xem thêm: 100+ vấn đề về móng nhà cấp 4 bạn không thể bỏ qua
Phân loại cấu tạo móng băng
Tuỳ vào cấu tạo và đặc điểm của móng băng có thể chia móng băng thành các loại sau
+ Theo cấu tạo phương: móng băng một phương, móng băng hai phương
+ Theo độ cứng của móng: móng mềm, móng cứng và móng kết hợp
Kết cấu móng băng bê tông cốt thép chắc chắn
Vì sao lại lựa chọn cấu tạo móng băng trong xây dựng?
Không phải ngẫu nhiên mà móng băng lại được ưa chuộng trong thi công xây dựng dân dụng. Việc quyết định có nên lựa chọn cấu tạo móng băng cho công trình hay không còn phụ thuộc vào yếu tố: vị trí, địa chất, quy mô công trình, loại hình thiết kế, kinh phí đầu tư. Lựa chọn móng cọc cho nhà 3 tầng như thế nào?
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những ưu điểm của móng băng khi so sánh với các loại móng khác như:
+ Chi phí xây dựng vừa phải, thi công đơn giản: Móng băng được thi công bằng phương pháp đào móng quanh khu vực công trình hoặc sử dụng cách đào móng song song với nhau và thi công trong khuôn viên đó.
+ Tạo sự liên kết chắc chắn cho tường và cột theo phương thẳng đứng.
+ Phân bổ độ lún đồng đều, giảm áp lực cho đáy móng. Đảm bảo truyền tải trọng lực từ công trình xuống đều cho các vị trí trong kết cấu tạo móng băng.
+ Phù hợp với nhiều công trình dân dụng, đặc biệt là nhà phố, nhà cao tầng, biệt thự trên địa hình ổn định.
+ Ở các công trình nhà xây dựng có tầng hầm. Chẳng hạn như biệt thự, nhà phố có gara thì xây móng băng còn có tác dụng chắn đất, tạo tường hầm, hầm giữ xe hoặc nhà kho chứa đồ.
Bên cạnh những đặc điểm nổi trội của cấu tạo móng băng thì gia chủ cũng cần cân nhắc một vài nhược điểm nhỏ của kết cấu này: chiều sâu móng băng nông, trường hợp xây nhà cao tầng có tải trọng lớn hoặc nền đất yếu, khả năng chống lật, chống trượt không cao. Chiều sâu chôn móng nhà cấp 4 đảm bảo an toàn?
Không có loại móng nào là hoản hảo nhất, chỉ có kết cấu móng phù hợp nhất với từng công trình. Cấu tạo móng băng cũng vậy. Do thế, trong quá trình thi công xây dựng, tốt hơn là gia chủ nên tìm đến một đơn vị thi công, thiết kế uy tín để có được sự tư vấn hợp lý, an toàn nhất về phương án phù hợp với cả công năng và kinh tế.
Móng băng được ưa chuộng bởi khả năng chịu tải đều
Những lưu ý khi thi công cấu tạo móng băng
– Cấu tạo móng băng đa dạng và được phân thành nhiều loại. Khi chiều sâu đặt móng lớn thì nên dùng móng băng mềm để giảm được chiều sâu, tiết kiệm chi phí. Ngược lại nếu không quá sâu hoặc cần cường độ cao thì nên dùng bê tông cốt thép chắc chắn, kiên cố. Nếu đế móng làm bê tông cốt thép thì khung nhà cũng nên bằng chất liệu này để đảm bảo sự liên kết giữa các cổ nối.
– Trường hợp lựa chọn cấu tạo móng băng cho nhà có tầng hầm thì nên đặt móng sâu hơn nền tầng hầm 0.4m, đỉnh móng nằm dưới sàn.
– Khi các hàng, cột tường có cả hai phương thì dải móng giao nhau có dạng ô bàn cờ. Móng băng ở hồi nhà được dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn.
– Quy trình thi công móng băng bao gồm các bước: giải phóng mặt bằng, tập kết vật liệu. Chuẩn bị cốt thép. Chuẩn bị ghép cốp pha. Đổ bê tông. Mỗi một công đoạn đều phải đạt chuẩn về yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình.
Xây nhà quan trọng là nền móng. Sẽ an toàn, hiệu quả và yên tâm hơn khi bên cạnh chủ đầu tư có người bạn đồng hành là đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư uy tín, có chuyên môn, kinh nghiệm. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ Hotline: 0888.998.383