Kinh nghiệm cần nhớ trước khi xây nhà để tiết kiệm chi phí
TỔNG HỢP CÁC KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NHÀ CHẮC CHẮN GIÚP GIA CHỦ TIẾT KIỆM CHI PHÍ.
Trước khi xây dựng một căn nhà cho chính bạn, bạn cần phải trang bị các kiến thức cơ bản về xây nhà tránh tình trạng mất tiền quá nhiều vào những hạng mục không cần thiết hoặc mắc sai lầm nhưng không thể khắc phục. Thông qua bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ cho cá bạn về những kinh nghiệm xây nhà mà chúng tôi đã đúc kết được để giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức trong việc xây nhà.
- Kinh nghiệm xây dựng nhà: Lựa chọn nhà thầu (Xem thêm………)
Bạn sẽ có 2 sự lựa chọn:
- Xây nhà trọn gói ( từ khâu thiết kế > khâu hoàn thiện): Xây nhà trọn gói là chủ đầu tư sẽ ủy thác toàn bộ quá trình thi công xây dựng cho đơn vị nhà thầu nếu thực sự tin tưởng. Hoặc để tiết kiệm chi phí, gia chủ có thể cung cấp các vật tư phần hoàn thiện: gạch lát nền, thiết bị vệ sinh, các loại cửa, sơn, bóng đèn,… Còn lại nhà thầu sẽ cũng cấp: Cung cấp coffa, giàn giáo, máy móc thi công; cung cấp nhân công; cung cấp vật liệu thi công:cát, đá, xi măng,…
- Ưu điểm: Hình thức này rất phù hợp đối với những người bận rộn công việc, không thể thường xuyên quản lý sâu sát được công trình của mình. Bạn sẽ nhàn hơn về phần lựa chọn nguyên vật liệu.
- Nhược điểm: Nhưng phải chú ý rằng hình thức này chỉ đạt được thành công khi chúng ta tìm được nhà thầu có tâm, có tầm và có tài. Bởi vì việc chúng ta đang làm là trọn mặt gửi vàng. Bạn lên thuê thêm đơn vị thứ 3 là Đơn vị Tư vấn giám sát để đảm bảo cho ngôi nhà của bạn.
- Hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn phải quan tâm ở hình thức này là Hợp đồng xây nhà trọn gói.
- Thuê thiết kế độc lập và thuê đơn vị thi công phần thô + hoàn thiện, sau đó thuê đơn vị thi công nội thất: Bạn cần có thời gian, kiến thức, am hiểu về quy trình, các bước xây dựng nhà.
- Thuê thiết kế gồm: Thiết kế kiến trúc và thiết kế kết cấu. So với giải pháp trên thì giải pháp này sẽ tốn thêm các chi phí thiết kế, chi phí cho một đơn vị thẩm tra hồ sơ thiết kế riêng. Kiểm tra tính tối ưu của thiết kế, việc tối ưu thiết kế sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí.
- Thuê thi công phần thô bao gồm: + Thuê xây trọn gói kèm thêm đơn vị giám sát.
+ Thuê nhân công xây phần thô và hoàn thiện. Với phương án này bạn hẳn là một gia chủ có nhiều kinh nghiệm xây dựng nhà.
- Cuối cùng là thuê đơn vị thi công hoàn thiện.
- Khi lựa chọn hình thức này, nhà thầu cần lưu ý:
+ Chủ đầu tư phải túc trực để bảo quản vật tư, xuất kho...
+ Chủ đầu tư mua vật tư giá cao vì không thường xuyên mua...
+ Nhà thầu đa phần là thợ hoặc cai tự nhận thi công, đội thợ tay nghề không cao.
+ Nhà thầu thường mượn pháp nhân để lấy dấu ký hợp đồng
+ Nhà thầu thường tính phát sinh so với lúc nhận công trình
+ Nhà thầu thường làm nhanh, ẩu để có khối lượng công việc, để tận dụng nguồn thợ làm công trình khác.
+ Các vật tư sử dụng thường lãng phí, hao hụt.. do nhà thầu không phải mất tiền mua.
- Lưu ý: Bạn không lên để các bên giới thiệu cho nhau, ví dự bên thiết kế sẽ giới thiệu bên thi công,… như thế bạn sẽ mất thêm chi phí do bị đội giá.
- Cách chọn nhà thầu giá rẻ, uy tín.
- Rất khó để có thể biết được nhà thầu đang mời chào bạn có thực sự chất lượng như lời họ quảng cáo với bạn hay không? Có một cách là thay vì để nhà thầu tìm đến với bạn, bạn hãy tự đi xem xét những căn nhà quanh khu vực của bạn, hoặc thăm nhà của người thân đã xây dựng trước đó hỏi xem nhà thầu của họ là ai? Xem xét kĩ công trình của họ xây dựng có hợp ý mình không? Trao đổi với chủ nhà đó để biết chất lượng của nhà thầu. Bạn không nên chỉ nghe giới thiệu chung chung của nhà thầu mà phải đến tận công trình cụ thể để tham quan và nên đi cùng với một người tư vấn xây dựng.
- Nhà thầu tốt là nhà thầu chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng, có tinh thần trách nhiệm cùng đội thợ có tay nghề cao. Bên cạnh đó, đơn vị nhận xây nhà cần có thiết bị thi công đầy đủ, trực tiếp thi công, giá cả hợp lý, an toàn lao động, thi công đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và hạn chế các chi phí phát sinh.
- Đặc biệt lưu ý một số tiêu chí sau quan trọng sau:
+ Tiêu chí giá cả: Không lên chọn nhà thầu giá quá thấp (vì nhà thầu này có thể không đảm bảo về tiến độ và chất lượng công trình); tham khảo các công trình mà nhà thầu đã thi công,..
+ Tiêu chí tiến độ: Bạn cần phải thỏa thuận rõ ràng về quy định tiến độ thi công trong hợp đồng, từ đó căn cứ để gia chủ có thể kiểm tra, đôn đốc và thanh toán. Tuy thro mức độ, mỗi công trình có tiến độ khác nhau. ( Xem thêm…..)
+ Ngoài ra để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo những Kinh nghiệm lựa chọn nhà thầu.
- Kinh nghiệm xây dựng nhà: Phần móng.
Móng nhà hay còn gọi là móng nền là phần nằm dưới cùng trong kết cấu kỹ thuật xây dựng, nó trực tiếp đảm nhiệm chức năng chịu sức ép của những cả ngôi nhà hay công trình xây dựng.
Nền móng là phần nằm dưới đáy móng chịu phần lớn trọng tải của công trình đè xuống, được chôn sâu và kỹ. Móng là yếu tố quan trọng đầu tiên trong bất kỳ công trình nào vì nó đảm bảo độ bền, kiên cố và là nền tảng nâng đỡ của cả công trình hay nhà ở.
- Các bước thi công phần móng:
+ Đóng cọc.
+ Đào hố móng.
+ Làm phẳng mặt hố móng.
+ Kiểm tra cao độ lót móng.
+ Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc.
+ Ghép cốp pha móng.
+ Đổ bê tông móng.
+ Tháo cốp pha móng.
+ Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ
- Các vấn đề lưu ý khi thi công phần móng:
+ Bạn cần kiểm tra số lượng, chủng loại cốt thép so với bản vẽ thiết kế.
+Cần chú ý đến các kỹ thuật nối thép: Nối phải so le và đảm bảo các thanh thép nối phải chồng lên nhau tối thiểu là 30D..
+Trước khi đổ bê tông: Cần xem xét dự báo thời tiết; chú ý làm sạch mặt bê tông lót tránh các tạp chất lẫn vào bê tông.
+ Không nên dùng các loại phế thải xây dựng làm lớp lót móng, bởi vì lớp lót móng cần bằng phẳng. Bê tông lót là phần ngăn cách giữa đất nền bên dưới và phần móng, cụ thể là thép và bê tông. Khâu làm bê tông lót này rất quan trọng để ngăn nước phía dưới tiếp xúc với thép và ăn mòn thép.
+Hố móng phải để khô ráo, sạch sẽ. Trong trường hợp hố móng có mực nước ngầm thì khi hạ mực nước trong móng bằng cách bơm, hoặc tháo cần đặc biệt chú ý đến sự ảnh hưởng tới các công trình lân cận.
+Khi đổ bê tông: yêu cầu đầm kỹ, đầm chặt khi đổ bê tông, không để các bọt khí còn lại trong bê tông, gây hiện tượng rỗ mặt bê tông, khiến nước và các hợp chất khác có trong đất và nước chạy vào trong, ăn mòn thép theo thời gian gây han dỉ thép và làm yếu kết cấu móng của công trình.
+Cấp phối bê tông (Tức là tỉ lệ trộn xi măng, cát, đá để tạo ra cấp độ bền cho bê tông) cần được quản lý chặt chẽ trong quá trình nhào trộn bê tông (Tham khảo hình bên dưới)
+Khi thi công tránh hiện tượng phình cốt pha, vừa gây lãng phí bê tông, vừa mất mỹ quan thẩm mỹ.
+Sau khi đổ bê tông xong, mặt bê tông se lại, yêu cầu tưới nước bảo dưỡng bê tông liên tục, đảm bảo độ ẩm bề mặt bê tông để bê tông đạt cường độ tốt nhất, trong 7 ngày đầu tiên, bê tông đạt được 75- 80% cường độ thiết kế, vì vậy trong thời gian ninh kết bê tông, không nên làm các công tác thi công nặng quá ảnh hưởng đến độ ninh kết của bê tông. Độ phủ bê tông cũng rất quan trọng, yêu cầu với các cấu kiện dầm độ phủ bê tông từ 2-3cm nhé, độ phủ bê tông chính là lớp bảo vệ cốt thép nhé.
+Công tác Xây bể (bể nước ngầm, bể phốt): Với bể nước ngầm bạn nên xây tường 200, gạch đặc, trát 02 mặt, đánh bong chống thấm, tránh hiện tượng nước bẩn thấm từ ngoài vào làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Khi thiết kế bạn nên tránh càng xa bể phốt và các công trình thoát nước bẩn càng tốt. Với bể phốt, chủ nhà có thể xây tường gạch đặc, tường 110, trát và chống thấm kỹ, tránh nước từ bể phốt ngấm ra gây ô nhiễm các phần đất xung quanh hoặc ngầm sang bể nước sinh hoạt.
- Kinh nghiệm xây dựng nhà: Phần thân.
Thi công phần thân gồm các công việc về thi công cột, sàn và xây tường bao che hay người ta còn gọi là phần khung nhà. Thông thường hiện nay, cột dầm sàn được đổ bê tông, còn tường bao che được xây bằng gạch hoặc làm vách ngăn bằng các loại vật liệu mới. Tuy nhiên tường xây gạch vẫn là phổ biến hơn cả.
- Phần thân nhà bao gồm 5 thành phần chính: cột nhà (để truyền lực xuống móng), dầm nhà (hay đà, dùng để kết nối và truyền lực xuống các đầu cột), bản sàn (hay tấm, được đổ gối lên các hệ dầm, là nơi nâng đỡ các vật thể trong nhà), tường nhà (gồm tường bao và tường ngăn chia, được xây bằng gạch), và cầu thang, là bộ phận kết nối giữa các tầng nhà.
- Thi công cột nhà: Việc ghép cốp pha khi đổ cột cần thực hiện theo đúng quy chuẩn xây dựng, gỗ cốp pha không được lựa chọn loại gỗ quá kém phẩm chất, có thể bị bục vỡ trong quá trình đổ đầm bê tông. Khi đổ phải đầm kỹ để tránh tình trạng bê tông không chảy xuống được dẫn đến tình trạng rỗ mặt khi tháo cốp pha.
- Thi công dầm nhà: Cốt thép là kết cấu chịu lực quan trọng đảm bảo chức năng công trình và sự bền vững của kết cấu, do đó kiểm tra cốt thép đảm bảo đúng vị trí trong suốt quá trình thi công là hết sức cần thiết. Khi thi công dầm, có nhiều tác động làm xê dịch vị trí đã được nghiệm thu trước khi đổ bê tông do đi lại trên cốt thép nên phải có sự thường trực của công nhân đảm bảo sửa những lỗi này.
- Thi công sàn nhà: Việc thi công thép sàn phải theo đúng chỉ định của bản vẽ kết cấu, đúng chủng loại và độ dài của các cấu kiện thép. Khi rải thép cần lưu ý tránh dẫm lên thép làm xô lệch thép làm giảm sức chịu tải. Nên kê và buộc thép kỹ khi tiến hành đổ bê tông tránh làm xô lệch thép đan.
- Thi công tường: Việc xây tường cần lưu ý xây làm sao cho thẳng, mạch đều, không trùng mạch. Trong quá trình xây cần liên tục kiểm tra độ thẳng bằng quả dọi. Nên tránh xây nghiêng lệch, méo mó sẽ làm giảm khả năng chịu lực của tường. Vữa xây cần trộn đúng tỷ lệ cát và xi măng nhằm đảm bảo độ kết dính và chống nước thẩm thấu.
- Thi công cầu thang:
+ Gia công lắp dựng ván khuôn.
+ Gia công lắp dựng cốt thép cầu thang.
+ Đổ bê tông cầu thang.
- Kinh nghiệm xây dựng nhà: Phần hoàn thiện.
Những công việc sẽ được thực hiện trong công đoạn hoàn thiện là điều khá nhiều người quan tâm bởi không phải ai cũng giao thầu cho nhà thầu xây nhà trọn gói, một số gia chủ có nhiều thời gian theo sát công trình thì hay lựa chọn giải pháp xây nhà thô để tiết giảm một lượng chi phí nhất định. Trong dịch vụ xây thô thì nhà thầu sẽ làm những công việc trong giai đoạn xây thô và cung cấp nhân công để thực hiện những công đoạn hoàn thiện. Vì thế, gia chủ cần biết những công đoạn này để biết được mình nên chuẩn bị vật tư như thế nào để đảm bảo tiến độ. Mặc khác, việc hiểu biết thêm về những công việc trong giai đoạn hoàn thiện sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát chất lượng, tránh dẫn đến những sai sót trong tương lai.
- Trát tường toàn bộ nhà: Tiến hành hoàn thiện toàn bộ nhà qua từng lớp, sau xây thô chính là lớp trát tường, cần kiểm tra lỹ lưỡng tưng công đoạn để ngôi nhà hoàn hảo hơn.
- Láng sàn: Đây là việc cần thực hiện trước khi lát gạch, cần chú ý đến độ bằng phẳng sau khi láng nền bằng vữa xi măng.
- Ốp lát gạch: Mạch gạch và sự ngay hàng thẳng lối của những viên gạch là điều bạn dễ quan sát được, khi phát hiện ra có chỗ sai sót nên báo ngay với đội thi công. Dù nhỏ những rất có thể sẽ làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng hòa chung của ngôi nhà bạn.
- Sơn nước nội ngoại thất: Giai đoạn yêu cầu cao về sự tỉ mỉ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của ngôi nhà. Tiến hành sơn nước nội ngoại thất để hoàn thiện nhà.
- Lắp đặt điện, nước và các hệ thống kỹ thuật: Các thiết bị vệ sinh, thiết bị cuối của hệ thống điện và hệ thống nước điều được lắp đặt trong khâu hoàn thiện.
- Lắp đặt nội thất (nếu có): Dựa trên thiết kế nội thất với sự phân bố, lựa chọn nội thất phù hợp, màu sắc hài hòa, kích thước tương xứng, thông thường nội thất đã được thi công sẳn và nhiệm vụ của đội xây dựng là lắp đặt